Tiệp Khắc Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989

Người Tiệp Khắc với quốc kỳ trước một xe tăng Liên Xô bị cháy

Đảng Cộng sản Tiệp Khắc (KSČ) là một đảng cộng sản theo chủ nghĩa Mác-Lenin tồn tại từ năm 1921-1992. Đảng này bắt đầu cầm quyền trong một chính phủ liên minh từ năm 1945. Sau cuộc đảo chính Tiệp Khắc năm 1948 các cuộc bầu cử tự do và các tự do về chính trị bị hủy bỏ, quyền lực nằm vào tay Mặt trận Quốc gia, một liên minh trong đó đảng Cộng sản Tiệp Khắc giữ 2/3 số ghế, số còn lại chia cho 5 đảng chính trị khác. Tuy nhiên, trên thực tế đảng Cộng sản độc quyền về chính trị. Tại Tiệp Khắc cũng có cuộc thống nhất cưỡng bách, những nhà Dân chủ Xã hội Slovakia từ 1944 và Tiệp Khắc vào ngày 27 tháng 6 năm 1948 bị cưỡng bách nhập vào đảng KSČ.[22]

Năm 1951 một cuộc tranh cãi đã xảy ra giữa chủ tịch Gottwald và người có thế lực mạnh thứ hai trong nước, tổng bí thư đảng Rudolf Slánský, về việc Tiệp Khắc có nên phát triển theo mô hình của Liên Xô. Slánský và nhiều đảng viên lão thành khác bị bắt và bị buộc tội tham dự vào một âm mưu của phe "Trotskyite-Titoite-Zionist". Họ đã bị mang ra một phiên tòa trình diễn vào năm 1952, Slánský và 10 người khác bị xử tử.

Mùa xuân Praha

Vào đầu thập niên 1960, Kinh tế Tiệp Khắc đã xuống dốc rõ rệt, trong năm 1968, đảng Cộng sản Tiệp khắc đã giao quyền lãnh đạo cho nhà cải tổ Alexander Dubček. Ông ta đã khởi đầu một giai đoạn gọi là Mùa xuân Praha, trong đó ông ta dự định thực hiện "Xã hội chủ nghĩa với một bộ mặt nhân bản".

Việc tự do hóa này báo động Liên Xô và vào ngày 21 tháng 8 năm 1968, Liên Xô ra một chính sách chính trị gọi là học thuyết Brezhnev và xâm lăng Tiệp Khắc.

Cách mạng Nhung 1989

Václav Havel tại một đài tưởng niệm Cách mạng Nhung (đường Národní, Praha) 2010

KSČ đã từ bỏ quyền lực sau Cách mạng Nhung vào năm 1989. Ngày 17 tháng 11 năm 1989, Jakeš và toàn thể nhóm cầm đầu đã từ chức. Jakeš đã được kế nghiệp bởi Karel Urbanek, mà chỉ nắm quyền một tháng cho tới khi đảng chính thức từ bỏ quyền lực vào tháng 12. Sau đó trong cùng tháng, Husák, giữ chức tổng thống sau khi từ bỏ chức vụ tổng bí thư, bị bắt buộc phải thề, đây là một chính phủ không cộng sản đầu tiên trong 41 năm.

Giải tán, bị lên án là một tổ chức tội ác

Đảng tiếp tục tồn tại trong 3 năm nữa, đổi tên viết tắt chính thức thành KSČS. KSČS đã giải tán khi Tiệp Khắc không còn tồn tại vào ngày 31 tháng 12 năm 1992. Nó đưa tới việc thành lập đảng Cộng sản Bohemia và MoraviaCộng hòa Séc và đảng Cộng sản Slovakia ở Slovakia.

Ngày 9 tháng 7 năm 1993, quốc hội Cộng hòa Séc đã ra "Nghị quyết về sự bất hợp pháp của chế độ Cộng sản và về kháng chiến chống lại nó" (tiếng Anh: Act on Illegality of the Communist Regime and on Resistance Against It, tiếng Séc: Zákon o protiprávnosti komunistického režimu a o odporu proti němu, zákon č. 198/1993 Sb.). Nghi quyết này tuyên bố, chế độ Cộng sản ở Tiệp Khắc (25.2.1948 – 17.11.1989) là bất hợp pháp và đảng Cộng sản Tiệp Khắc là một tổ chức tội ác.[23] Cộng hòa Séc như vậy là nước kế vị đầu tiên của một nước trong khối phía Đông đã chính thức lên án chế độ Cộng sản.

Đảng Cộng sản Bohemia và Moravia là một trong số ít đảng kế vị đảng Cộng sản cầm quyền vẫn theo chủ nghĩa Cộng sản, mặc dù nó đã thay đổi nội cương để phù hợp với hiến pháp. Năm 2013 nó có 51 ngàn đảng viên, trong kỳ bầu cử quốc hội cùng năm nó đã được 14,9% số phiếu và 33 số ghế.

Đảng mới 1995

Trong năm 1995 nhiều cựu đảng viên của KSČ thành lập một đảng mới, với cái tên là đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Chương trình của đảng là để tái thiết lập chế độ ở Tiệp Khắc trong thời kỳ 1948-89. Lãnh tụ hiện tại là Miroslav Štěpán, cựu lãnh tụ KSČ ở Praha. Đảng còn rất nhỏ và cho tới giờ chưa chưa có đảng viên nào được bầu qua các cuộc bầu cử. Party website (bằng tiếng Séc).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tình trạng các đảng cộng sản Đông Âu sau Cách mạng 1989 http://www.bpb.de/themen/58LP1M,0,Die_Umsturzbeweg... http://books.google.com/books?id=j2PmEIYMsHUC http://www.coldwar.hu/html/en/publications/roundta... http://www.bpb.de/nachschlagen/lexika/18236/sozial... http://www.spiegel.de/politik/deutschland/0,1518,1... http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-13684238.htm... http://www.morgenpost.de/politik/article1928050/Wi... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://archiv2007.sozialisten.de/partei/geschichte... http://www.bmi.bund.de/cae/servlet/contentblob/151...